SAP là công ty cung cấp các giải pháp doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất và là một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới. Tổng giá trị của nó thường đứng thứ 4-6 sau các ông lớn như MS, Oracle, IBM, Apple. Ngoài trụ sở chính SAP AG đặt tại thị trấn Walldorf miền nam nước Đức, SAP còn có chi nhánh/văn phòng đại diện tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, SAP có 2 văn phòng đại diện, 1 ở HN, và 1 ở HCM, trực thuộc SAP khu vực châu Á-Thái Bình Dương đặt tại Singapore.
Sản phẩm được biết đến nhiều nhất là SAP ERP (Enterprise Resource Planning) và SAP Business One. Mặc dù SAP và các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực phần mềm doanh nghiệp đều có những đặc điểm khác nhau, nhưng tất cả đều thường được nhắc đến như là một nhóm các công ty giống nhau. Hầu hết các công ty này đều cung cấp các phần mềm quản trị doanh nghiệp, giải pháp doanh nghiệp thông minh, giải pháp lưu trữ, phần mềm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nền tảng để phát triển ứng dụng Web và Desktop, phần mềm tích hợp các hệ thống máy tính, điện toán đám mây, v.v…
Những đối thủ này không chỉ cạnh tranh mà còn hỗ trợ cho sự phát triển của SAP. Ví dụ, Oracle là nhà cung cấp phần mềm quản trị dữ liệu (DBMS) lớn nhất, còn Microsoft cung cấp hệ điều hành phổ biến nhất ở các trung tâm dữ liệu và văn phòng sử dụng SAP (SAP frond-end có thể chạy trên nhiều hệ điều hành, nhưng phổ biến nhất vẫn là trên hệ điều hành Windows, do Windows rất phổ biến trong môi trường doanh nghiệp). IBM, mặc dù cũng có phần mềm ERP của riêng mình, nhưng lại là đối tác tư vấn lớn nhất của SAP, và cả IBM và Microsoft đều có những giải pháp doanh nghiệp thông minh (BI) chạy trên các ứng dụng SAP. Đây là một ví dụ điển hình về “hợp tranh” – vừa cạnh tranh, vừa hợp tác – sống nhờ vào thế mạnh của đối thủ.
Gần 40 năm về trước, một nhóm các kỹ sư cuả IBM đã sáng lập SAP với một tầm nhìn duy nhất: phát triển một gói phần mềm có thể phối hợp tất cả các hoat chức năng khác nhau trong một doanh nghiệp. Ý tưởng sẽ giúp doanh nghiệp thay thế 10 hay 15 ứng dụng khác nhau, bao gồm hệ thống kế toán, hê thống lưu trữ dữ liệu, phần mềm lập kế hoạch sản xuất, hệ thống quản lý nhà máy,… với một hệ thống tích hợp duy nhất (Mặc dù ngày nay ý tưởng này vẫn chưa thành hiện thực hoàn toàn, các doanh nghiệp vẫn có xu hướng sử dụng nhiều phần mềm khác nữa bên cạnh SAP).
Theo ý tưởng đó, gói phần mềm mới sẽ giảm thiểu tối đa sự phức tạp do có nhiều hệ thống khác nhau và hỗ trợ khả năng doanh nghiệp môi trường điện toán thời gian thực (Realtime) tốt hơn. Ý tưởng đó được hiện thực khi Systems, Applications, and Products in Data Processing (SAP) (tiếng Đức: Systemanalyse und Programmentwicklung) được trình làng vào năm 1972. Tất cả mọi người làm việc trong Ecosystem của SAP, mỗi khi nhắc tới SAP hay những sản phẩm của nó đều dùng một từ duy nhất SAP – với cách phát âm là ét – ây – pi (ess-aye-pea) chứ không phải là sap
Từ những ngày đầu tiên, mục tiêu của SAP là thay đổi thế giới và đến nay công ty vẫn đang tiếp tục thực hiện mục tiêu đó mỗi ngày. Tiếp sau phiên bản đầu tiên, công ty tiếp tục tao ra một nền tảng đa ngôn ngữ, đa quốc gia, dễ dàng chuyển đổi để phù hợp với những tiêu chuẩn và kỹ thuật mới. Ngày nay, SAP được sử dụng bởi hơn 1 triệu người dùng với hơn 100,000 khách hàng ở 120 nước. Cùng với 50.000 nhân viên và 2.000 đối tác vẫn đang bận rộn với những dự án xây dựng và cài đặt với 40 ngôn ngữ tại hơn 50 quốc gia. Các giải pháp SAP này đang được sử dụng trên 20 loại nền tảng máy tính khác nhau.
SAP thực sự đã đặt nền móng quan trọng cho những ứng dụng enterprise. Với họ, mục đích ban đầu, là thoát ra khỏi mô hình công nghệ chỉ dựa vào một mainframe của những ứng dụng doanh nghiệp vào những năm 1960s và 1970s. Vì thế, họ đã thiết kế kiến trúc những phần mềm của họ để chạy trên nhiều nền tảng phần cứng, hệ điều hành, và các cơ sở dữ liệu khác nhau. Với sự linh hoạt và tính mở như thế, SAP đã mang lại cho khách hàng những sự lựa chọn linh hoạt. Sự thay đổi mang tính cách mạng đó đánh dấu một cột mốc lớn trong việc phát triển và phân phối phần mềm doanh nghiệp, góp phần đưa SAP trở thành công ty tiên phong về công nghệ thông tin và quy trình doanh nghiệp đầu những năm 1990. Gần 20 năm sau đó, SAP không chỉ là doanh nghiệp phần mềm lớn nhất châu Âu mà còn trở thành đối thủ hàng đầu của IBM trong lĩnh vực phần mềm doanh nghiệp.
Những phần mềm mới cũng bắt đầu xuất hiện trong suốt những năm 1990, bao gồm Baan, Oracle Corporation, PeopleSoft, và JD Edwards. Những công ty nhỏ hơn nhanh chóng tăng trưởng và chiếm thị phần, cái tên nổi bật phải kể đến là Great Plains và Navision. Mặc dù rất phổ biến nhưng các ứng dụng mainframe vẫn tỏ ra phức tạp và đắt đỏ với nhiều doanh nghiệp. ngành công nghiệp phần mềm doanh nghiệp vì thế đã có cơ hội để thay thế những hệ thống lạc hậu đó. Bộ phận IT trong các doanh nghiệp trên toàn thế giới nhanh chóng nhận ra thấy nó dễ dàng hơn và rẻ hơn để hỗ trợ một số lượng ngày càng tăng của nền tảng phần cứng tiêu chuẩn hóa.
Tương tự như cách mà các công ty phần mềm, mới đang tăng trưởng, những cơ sở dữ liệu mới từ những doanh nghiệp như Oracle, Sybase và Informix, mang đến những giải pháp thay thế tốt hơn cho những hệ thống mainframe của IMS, DB2. Cùng lúc, những hệ điều hành mới mang lại những nền tảng điện toán mới với chi phi thấp hơn cho các ứng dụng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu mới đó. Giữa những năm 1990, khi SAP bắt đầu hỗ trợ hệ điều hành Microsoft Windows và hệ quản trị dữ liệu SQL Server, rồi đến hệ điều hành Linux, vị trí của SAP trong thị trường phần mềm doanh nghiệp đã được định hình một cách chắc chắn – những người sáng lập của công ty đã hoàn thành việc phát triển tầm nhìn của họ với một giải pháp hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, đa quốc gia, có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau được vận hành và bảo trì bởi một số lượng tương đương các tổ chức IT. SAP không chỉ thành công trong việc trở thành một công-ty-nhiều-tỷ-đôla mà còn thành công trong việc thay đổi thế giới.
Bài viết của George W. Anderson trích trong cuốn "Tự học SAP trong 24 giờ",
Dịch bởi Vinasystem Co., Ltd.
Xem thêm:
Đăng ký dùng thử SAP Business One
Tìm hiểu lịch sử phần mềm SAP Business One